Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Nhà thơ Vân Long và mùa thu


Nhà thơ Vân Long

Gần 20 năm trước (1996) ông thăm gia đình tôi. Tôi bối rối tiếp ông trong "gian khách" khu tập thể tôi ở, quây lấn ra, bằng những tấm tôn cũ, sét rỉ, dột cả nắng lẫn mưa. Không hiểu tại sao ông cứ động viên tôi đưa những bài thơ chữ đánh máy trên cái máy đánh chữ cũ kỹ, của tôi, cho ông đọc. Tôi chỉ mới biết ông chiều muộn, hôm trước. Có thể, nhà thơ Hoàng Trung Tính đã nói với ông một điều gì đó. Tôi không biết. Rất ngại ngùng, nhưng rồi tôi cũng đưa cho ông 30 bài thơ của mình được đánh chữ lòe nhòe trên những mảnh giấy tiết kiệm. Cách ứng xử gần gũi, và có lẽ, sự chân thành khác biệt của ông đã thuyết phục tôi hôm ấy. Trong đêm, ông viết ngay lời bạt. Ông mang những bài thơ của tôi về Hà Nội và cùng với nhà thơ Lữ Huy Nguyên khai sinh nó. Tháng 7 năm 1996, tập thơ "Giấc phì nhiêu" của tôi được NXB Văn học ấn hành. 
Gần 20 năm đi qua từ sáng ấy, ông vẫn đôi khi điện thoại cho tôi, thăm hỏi hoặc cho biết vài tin văn, vui mừng khi tôi được trao những giải thưởng. Ông là người anh, người bạn vong niên đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi. Đức Văn và Đức Người của ông giúp tôi trên những trang giấy, và, ngay cả khi tôi cùng cực chán nản. Tôi chưa viết được điều gì về ông, có lẽ, bởi những trang sách của ông và sự khác biệt của ông trong cái số đông huyên náo luôn làm tôi bất lực mỗi khi đặt bút trước trang trắng!
                                                                                                                                Hoàng Quý
                                                                                                                                                           


Vân Long 
                                                                                                  

Thu cảm

Mở cửa – Đường thơm hoa sữa gọi
Phải bùng ra phố, phải đi thôi!
Hà Nội trời xanh màu cốm mới
Tôi nhập vào thu với mọi người
Đọc tiếp

MUA LENIN



Miroslav Penkov
Truyên ngắn

Hiếu Tân dịch

Khi tôi đọc xong câu chuyện của Miroslav Penkov, một nỗi buồn câm nín tôi, hàng giờ. Tôi bỗng nhớ Nguyễn Tuân, nhớ thiên tùy bút đặc sắc "Hương hồng Bun (gari)" của Nguyễn. Tôi in một bản, ra sân và hóa. Tôi khấn rằng, thưa Nguyễn yêu quý, hương hồng Bun còn đó, thơm đa tình. Chỉ đất nước của hương hồng xưa là đã đổi thay, thưa Nguyễn!
Hoàng Quý 


Ảnh sưu tầm
Khi ông nội biết tôi sắp sang Mỹ học, ông viết cho tôi mấy dòng tạm biệt: “Mày thằng tư bản thối nát. Thượng lộ bình an. Thân yêu. Ông nội” Nó được viết trên một lá phiếu bầu màu đỏ đã nhàu, từ những cuộc bầu cử năm 1991, tờ phiếu quan trọng nhất trong bộ sưu tập phiếu bầu cộng sản của ông nội, và nó mang chữ ký của mọi người trong làng Leningrad.

Đọc tiếp

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Tự nguyện

Hoàng Quý

Ảnh sưu tầm

Ở phía ấy là chân trời chưa một lần cầm nắm
Cứ đè sóng anh đi như chẳng nghĩ tới bờ
Biển có thể động bây giờ
Hay lát nữa?
Thuyền có thể chìm bất chợt
Có hề chi

Đọc tiếp

VÕ PHIẾN

Nhà văn Võ Phiến
(20/10/1925 - 28/9/2015)


Nhà văn Võ Phiến, tên thật là Đoàn Thế Nhơn, Pháp danh Nhật Trí, sinh tại Phù Mỹ, Bình Định. Ông là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học miền Nam trước 1975 và trong cộng đồng Việt ở hải ngoại sau 1975. Văn chương của ông có nhiều ảnh hưởng tới nhiều thế hệ cầm bút. Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn gồm: 4 tiểu thuyết, 9 tập tùy bút, nhiều tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm phê bình tiểu luận, một số tác phẩm dịch, Năm 1975 ông tới Hoa Kỳ, rồi định cư tại Quận Cam, California. Được tin ông từ trần hồi 17 giờ (giờ California) ngày 28/9/2015. Xin được chia buồn cùng thân quyến nhà văn! 
Để biết được phần nào con đường và sự nghiệp văn chương Võ Phiến, trân trọng chuyển tới bạn đọc bài viết mang tựa đề "Võ Phiến" của nhà văn Thụy Khuê, một bài viết khá bao quát về một ngôi sao văn học vừa từ giã chúng ta.
(Hoàng Quý)

                                                                                                           

Thụy Khuê


TIỂU SỬ

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.

Đọc tiếp

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Ngẫu hứng qua mường


Hoàng Quý

1.
Ảnh sưu tầm1.
Một năm Hội Tú Mường chỉ có một lần(1)
Một năm anh ơi nhớ mà đến chơi với em, với hội!
No xôi, no thịt thì cứ chơi liền liền đi
Trên đầu lắc lư con ma rượu rồi có đứa trốn ra nương,hai đứa khéo mà thành một đứa!
Ơ! Cái Hội Tú Mường là chiếc cầu bẳng từ nhà anh sang nhà em
Đừng run cái chân treo cầu, đừng ngại rát cai vai, bỏng cái lưng cõng em về làm vợ
Đây này, cái má em nó đang cháy vì ống sáo ai thổi
Đây này, cái ngực em nó đang nảy phập phồng bởi tiếng đàn ai réo
CẦU ÔNG VUA TRỜI MÃI CHO BÔNG LÚA CON TO BẰNG CÁI VÒI HÁI, BÔNG LÚA CÁI TO BẰNG CÁI ĐUÔI CON TRÂU CON LỢN LỚN BẰNG CON VOI NHỠ(2)
Để anh làm cỗ đón em về làm vợ
Có dám yêu thì trèo cầu sang ngay đi
Có gan lấy cược cho pố, mế em xâu bạc trắng!
Đọc tiếp

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Đêm qua có tiếng chim vít vịt

Hoàng Quý
                  Tặng anh Hà Đình Cẩn

Đêm qua có tiếng chim vít vịt
Kêu phía núi?
Hay... kêu ở cây bồ đề chùa bên?
Tiếng nhẹ loang
Nhịp hoang hoải
Từng giọt vỡ bóng nước

Đọc tiếp

GÓC SÂN VÒM TRỜI

Nhà thơ Trần Đăng Khoa


Thời công nghệ, thần đồng thần sắt mọc như giá đỗ. Thế còn Thần đồng Thi ca? 300 năm, 500 năm, ngàn năm, có được mấy người? có một Trần Đăng Khoa khác nữa không? Kỳ nhân thiên sinh. Chỉ có Trời biết!
Từ góc sân quê Việt Nam chất phác, nhân hậu, tảo tần, thơ Khoa vút lên, tài hoa dĩnh ngộ, trong trẻo thơ ngây, tinh khôi, trong vắt, gắn bó như tình nghĩa xóm thôn, đắm mê như cánh chuồn cánh bướm, nhẹ nhõm như chiếc lá rơi nghiêng, trong như nước giếng thơi, dịu dàng như trăng tỏ. Thứ thơ ấy bền tựa Cỏ Thiên Thi. Thứ thơ ấy là thứ Thơ Thiên Sứ.
Ngoài kia, con trẻ đã reo vang, đã rộn rã đêm rằm, đã rồng rắn đèn sao, đã thúc vang trống ếch. Ước sao, Trung Thu mãi mãi chỉ cho trẻ thơ, vì trẻ thơ, của trẻ thơ, trong sạch như trẻ thơ. Tôi những muốn được trở lại tuổi ngọc hái trăng, rước đèn và phá cỗ. Tôi muốn hát đêm nay những khúc hát của Khoa, những Khúc - Hát - Thiên - Sứ. Và, ước mong Trung Thu - Tuổi Thơ không bị lũ trọc phú thời này và đám con buôn, đầu cơ thành kim ngân, quyền bính...
Rằm Trung thu 2015, Hoàng Quý

TRẦN ĐĂNG KHOA



Trăng ơi... từ đâu đến 

Ảnh sưu tấm

Trăng ơi... từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Đọc tiếp

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

CÚN

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
NGUYỄN HUY THIỆP
Truyện ngắn

1. GÂY CHUYỆN

Trong số người quen của tôi, tôi rất nể phục nhà nghiên cứu văn học K. Anh am hiểu các vấn đề lý luận văn học ở ta, lĩnh vực mà thú thực tôi không hiểu gì mấy. Những bài viết của K. có thời được nhiều người ví như "ngọn roi" quất vào "con ngựa sáng tác văn học" giúp nó phi nhanh hơn và không trật đường.

K. đẹp trai, thông minh, đặc biệt nhạy cảm với những cái gì đau đớn, tủi cực. Nhiều lần đi chơi với anh, tôi thấy K. thường lảng tránh những nơi có người ăn mày hoặc người tàn tật. Trường hợp không lảng tránh được, K. rất bối rối, tôi thấy mặt anh tái đi, anh dốc hết túi cho người ăn mày hoặc người tàn tật đó.

Đọc tiếp

Thư cho làng đồi

Hoàng Quý


Ảnh sưu tấm
 Bạn ở ngoài kia còn nhắc tới ta không
Ta đã xa Người mười năm có lẻ
Thư ta viết đã mấy lần dập xóa
Mấy lần e thẹn gửi cho nhau

Những thung cọ ngày xưa giờ đâu
Ớn lạnh quanh ta những chiều gió chướng
Hai trăm bước chân ta ra gặp biển
Hai trăm bước vòng về ta lại gặp ta!

Đọc tiếp

Gặp Chế đi bên lá sen hồ

Hoàng Quý
                                     Viết trong đêm đọc thơ Di cảo

Lại gặp Chế đi bên lá sen hồ
Gió đầy như lụa
Hồn tôi bên này lá
Dùng dằng chưa thoát mê

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

THƠ TRỊNH SƠN

Nhà thơ Trịnh Sơn

             Trên bầu trời thi ca rộng lớn, bao nhiêu ngôi sao Thi ca đã chiếu sáng, còn chiếu sáng. Có những vì sao băng qua, dù chỉ một vết lấp lánh, song, tất cả vần tụ, sống động, làm sáng lên, dọi tới những thao thức, cả những góc sẫm lịch sử và đời Người. Ngoài Trời còn có những Trời khác. Ngoài Thiên hà còn những Thiên hà. Thật mừng vui trong Bầu Trời Mới đã lung linh và ngời lên những vì sao trẻ thúc đẩy Thế giới Thi ca chuyển động không ngừng. Trịnh Sơn là một trong điệp trùng ấy. Sự xuất lộ của họ vào đầu Thiên niên kỷ mới, làm chúng ta hồi hộp, chờ đợi, hy vọng và rất đáng để reo vui. Thơ Trịnh Sơn chiếu lên không gian rờ rỡ và mênh mang của Thi ca nét quyến rũ. Nét quyến rũ tinh khôi, tráng kiện, đắm mê, khắc khoải và chất chứa... Dù còn nhiều lạ lẫm, lạ lẫm cuốn hút. Nếu Thiên hà Thi ca không ngừng chuyển vận và mênh mông kia thiếu những vì sao trẻ, sẽ buồn bã biết bao!  
                                                                                                                            Hoàng Quý

















SCARLET ÁO XANH


1. NHỮNG CÂU THƠ CHÁY

Anh đã từng làm những câu thơ kiêu hãnh
Phản bác Einstein, rằng, tình yêu không tương đối

Anh đã từng làm những câu thơ bay bổng
Vén tóc xanh con gái thấy mặt trời

Anh đã từng làm những câu thơ không rơi
Thời gian vẫy vùng trong một dấu gạch nối

Đọc tiếp

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

THƠ RASUL GAMZATOV

Rasul Gamzatovich Gamzatov
(1923 - 2003)

Ông không chỉ là niềm tự hào của Daghestan, ông thuộc những tên tuổi bất diệt của Thi ca Nga, của Thi ca thế kỷ xx. Thơ ông chứa chan tình bạn, tình yêu, lòng nhân ái và tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc.
Xin trân trọng giới thiệu một chùm thơ trong khu rừng tuyệt vời Rasul Gamzatov qua bản dịch của Hồ Thượng Tuy và Đoàn Tuấn.

(Hoàng Quý)

Nếu một nghìn đàn ông


Nếu trong đời có một nghìn đàn ông
Nhờ mối mai trước nhà em tập hợp
Hãy nhớ rằng trong một nghìn đàn ông
Có tên anh – Rasul Gamzatov.

Đọc tiếp

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Thơ tặng

Hoàng Quý
                    Cho Văn Ngọc

1.
Anh lặng trước mặt toan
Vật vã mọi nẻo nguồn ký ức
Thời gian, không gian tụ như ráng chiều

Đọc tiếp

Nhà thơ Vũ Duy Thông và mùa thu


Nhà thơ Vũ Duy Thông












Sự sống vững bền và tươi rói luôn là điều nhà thơ quan tâm. Tất cả sẽ là hư vô nếu không còn sự tươi rói ấy. Biết tôn trọng sự sống, thành tâm tôn thờ sự sống xanh tươi là quan điểm bất di bất dịch trong tư tưởng thơ Vũ Duy Thông.
                                            Trịnh Thanh Sơn




Lời từ biệt mùa thu

Em ơi,

Hà Nội
Bối rối hoa sấu bay bến đợi
Anh nhớ hoài ngày hạnh phúc đi qua

Đọc tiếp

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

LỌT SÀNG XUỐNG NIA

Hồ Anh Thái
Truyện ngắn

Ảnh sưu tầm
Chưa hề có ai nhìn thấy Nàng Thơ hữu hình, chỉ biết đấy là một tuyệt thế giai nhân. Nữ thi sĩ thì dễ gặp, chưa gặp ngoài đời thì chỉ việc mở ti vi, hơi bị sẵn, phục vụ tận nhà. Chuyên mục bảy bước làm thơ, đi bảy bước phải làm cho được một bài thơ, nữ thi sĩ nào cũng chỉ cần ba bước. Nhanh hơn, tài hơn, đẹp hơn.

Nhanh hơn tài hơn thì công nhận. Đẹp hơn? Cái khoản này phải để nghiên cứu và xem xét. Đấy là lời của ông chánh văn phòng hội văn nghệ. Làm cái công việc chẳng văn nghệ tí nào ở một cơ quan văn nghệ, ngày nào ông chả gặp cả gặp trăm nhà thơ. Trong một trăm ấy có bảy mươi nhà thơ nữ. Đúng tỉ lệ. Mỗi ngày ông quét cái nhìn lên bảy mươi nữ thi sĩ. Không phải là bảy mươi Nàng Thơ, đó là bảy mươi cô đồng thơ.
Đọc tiếp

THƠ PỜ SẢO MÌN

Nhà thơ Pờ Sảo Mìn
Pờ Sảo Mìn hay Pờ Seo Cảo còn có tên cúng cơm là Bạch Tiểu Mã - con ngựa trắng nhỏ. Chả biết có phải cái tên po, mê (bố, mẹ) đặt nó vận vào Pờ, 12 tuổi Pờ Sảo Mìn đi chăn ngựa cho Ủy ban hành chính huyện Mường Khương thật. Pờ vẫn kể vui và thật thà rằng, khi đi công tác cán bộ bảo mang ngựa cho cán bộ cưỡi, còn Pờ, thì tất nhiên là được quyền…dắt ngựa.
Rồi con ngựa trắng nhỏ phi sang tận trời Tây - nước Tiệp Khắc cũ. Anh học chế tạo máy, chuyên ngành động cơ đốt trong cho tàu hỏa, tàu thủy. Nhưng, chơi với nồi hơi, trục khuỷu, trục cam, hộp số, la răng… không hay và thú bằng…chơi chữ. Và, thế là những “Cây hai ngàn lá”, “Cây ống khói”, vân vân vô số kể thành thương hiệu lẫy lừng Pờ Sảo Mìn. Thơ Việt Nam đương đại mà thiếu tiếng thơ của Pờ thì chưa thể hoàn toàn là mùa màng bội thu được!
                                                                                                                     (Hoàng Quý)
                                                                                                                                                                                

Cây hai ngàn lá


(Ảnh sưu tầm)
Dân tôi chỉ có hai ngàn người
Như cái cây hai ngàn chiếc lá
Ai nuôi ai cái rễ cái cây
Ai yêu ai trong tình yêu thầm lặng
Cái tình yêu bé nhỏ trong cây
Rễ nuôi lá, lá nuôi cây cùng lớn

Dân tôi chỉ có hai ngàn người
Một cây đứng trong muôn rừng cây đứng
Muốn hiểu mình qua bao chịu đựng
Thì cây ơi! Ta sẽ hát đời mình 

Đọc tiếp

Lan man về từ kỵ húy và ngôn ngữ của người Nam Bộ

Nhà thơ - Dịch giả Thiếu Khanh

Thiếu Khanh







Nhà thơ - Dịch giả Thiếu Khanh sinh năm 1942 tại Bình Thanh, Tuy Phong, Bình Thuận.
Hiện sống và làm việc tại: T.P Hồ Chí Minh
Tác phẩm đã in:
Khơi dòng (Thơ - In chung)
Trong cơn thao thức (NXB Da Vàng, Đà Nẵng, 1971
Một số tác phẩm dịch, Từ điển cụm (Ký Nguyễn Huỳnh Điệp), và một số bài nghiên cứu, khảo luận.




Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà còn là một thứ "căn cước" cho biết mình là người miền nào.
Đọc tiếp

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

BỤT NGHE CỔ TÍCH

Hiếu Tân
Truyện ngắn
Nhà văn - Dịch giả Hiếu Tân

Đây là nước nào?
Bụt ngồi trên tòa sen, chỉ vào một điểm trên quả cầu nhỏ lấp lánh mà một la hán vừa mang đến, hỏi mấy vị bồ tát chắp tay đứng gần ngài.

Bạch đức Thế tôn, đây là nước An Nam. Văn Thù thưa

Không, đây là Đại Việt chứ! Phổ Hiền chữa lại

Họ tự gọi họ là Đại Việt, còn người Tàu gọi họ là An Nam.

Bụt phóng một luồng nhỡn quang thần lực xuống nơi được gọi là Đại Việt An Nam, chỉ thấy mấy cung điện vàng son lóa mắt, xung quanh cơ man là những ngôi nhà tranh rách nát, những bóng người gầy còm khật khưỡng lẩy bẩy.

Đại Việt, nghe hay đấy. Còn An Nam? Người Tàu gọi họ thế chắc là muốn chúc cho nước này luôn yên ổn thái bình.
Đọc tiếp

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Gửi sông Hồng

Hoàng Quý
                   Tặng Nguyễn Nhuận Hồng Phương

Tôi đi về nơi xa lắm
(Ảnh sưu tầm)

Vẫn nghe sông thở trong tôi
Ơi sông Hồng! sông Hồng!
Con sông lưu hồn hoang tôi
Hằng đêm mắt thắp đợi người
Hằng đêm âm thầm sóng đỏ
Chờ tôi…
Đợi tôi!…

Đêm nay đầy trăng hai bờ
Trăng soi dòng xưa lối cũ
Thơm trăng sông đón tôi về
Sau ngày cách xa
Tôi xin dòng sông ân tình
Cho tôi hòa trăng tắm mát
Mai đây tôi cách xa người
Sông lưu hồn, xanh tôi!...

Hà nội, ngày sương muối, 2007


TRUNG DU

Hoàng Quý
                                         Kính tặng quê hương

(Ảnh sưu tầm)
Trung du!
Ngăn ngắt ngàn xanh
Sông vờn uốn quanh
Sông Đà, sông Lô, sông Thao mênh mông

Đọc tiếp

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Đỗ Trung Lai và hai bài thơ về Thăng Long - Hà Nội


Nhà thơ Đỗ Trung Lai
Đỗ Trung Lai

Nhớ mây trắng

Ta chậm bước trên hè trưa phố vắng
Cho heo may ngấm vào thịt da mình
Thu Hà Nội bắt đầu từ Cửa Bắc
Lá bắt đầu xanh mong manh

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

THƠ TÔ THÙY YÊN




Nhà thơ Tô Thùy Yên

Ông là nhà thơ, mà tiếng thơ làm sáng, làm sang mùa cổ điển. Khi thơ đi tới tận cùng trung thực, dù chịu bi kịch thân phận trong dâu bể lịch sử, thơ không thể chết, thơ tồn tại mãi, thơ sẽ "Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên".Và, như Chế nói: " Những bạn bè yêu anh sẽ gặp/ Trong cỏ/ Trong hạt sương/ Trong đá".

(Hoàng Quý) 

Trường sa hành
                    Toujours il y eut cette clameur,
                    Toujours il y eut cette fureur...
                                    (Saint John Perse) 



Trường Sa! Trường Sa! Đảo chếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi

Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ 

(Ảnh sưu tầm)
Đảo hoang, vắng cả hồn ma quỉ
Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên

Đọc tiếp

NGƯỜI XIN LỖI

Nhà văn Milan Kundera
Milan Kundera

Hiếu Tân (dịch)


Alain trầm tư về rốn

Đang là tháng Sáu, mặt trời ban sớm ló khỏi những đám mây, và Alain đang chậm rãi thả bộ dọc theo một đường phố Paris. Anh quan sát những cô thiếu nữ: tất cả đều để hở rốn giữa thắt lưng quần quá trễ và áo thun quá ngắn. Anh bị quyến rũ và thậm chí bối rối: cứ như thể sức quyến rũ của họ không còn ở đùi, ở mông, hay ở ngực họ nữa, mà đã chạy xuống cái lỗ nhỏ tròn ở tâm thân thể họ vậy.

Điều này gợi cho anh suy nghĩ: nếu một người đàn ông (hay một thời đại) coi những bắp đùi là trung tâm sức hấp dẫn của phái nữ, người ta sẽ mô tả và định nghĩa đặc trưng của khuynh hướng gợi tình ấy như thế nào? Anh ứng tác một câu trả lời: độ dài cùa bắp đùi là hình ảnh ẩn dụ của của con đường dài, mê ly (đó là lý do đùi cần phải dài) dẫn đến thành công tình dục. Quả thật, Alain tự nhủ, ngay giữa cuộc giao hoan chiều dài của những bắp đùi vẫn cho phụ nữ cái ma lực của tình ái tưởng như không bao giờ tới được.

Đọc tiếp

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Trăng sông Trà

Hoàng Quý

Chợt sông Trà
Một đêm trăng man dại
Bỗng xót câu thơ Chu Thần hỏi trăng
"Vì sao quyến luyến đi không nỡ"...


(Ảnh sưu tầm)




Chén rượu mời trăng
"Trăng vào đi trong chén"
153 năm còn sóng sánh hương trăng
Ta muốn hỏi sông, hỏi vầng trăng đỏ
Hồn Chu Thần còn đâu đó không?

Đọc tiếp

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

THƠ TRỊNH THANH SƠN

Trịnh Thanh Sơn
(1948 - 2007)


"Bây giờ, xương thịt người ấy đã chìm khuất dưới ba thước đất, hồn vía người ấy đã cô đơn đâu đó cùng bạt ngàn trăng sao nhưng tinh huyết người ấy còn đây, những câu thơ, lời văn gan ruột một đời... tấm lòng người viết đó là cốt lõi của mọi thành công, là cái còn lại sau khi nhiều thứ đã mất".

(Vũ Duy Thông)


Bà tôi


(Ảnh sưu tầm)




Trong giấc mơ tôi ẩn hiện bóng Bà
Cắp rổ cá khoai dọc bờ sông vắng
Bước chầm chậm, thời gian trĩu nặng
Đã làm cong lưng Bà!
Trong giấc mơ tôi ẩn hiện bóng Bà
Chiếc cối giã trầu xoay đủng đỉnh

Đọc tiếp

GREGOR SAMSA YÊU

Truyện ngắn của Haruki Murakami

Hiếu Tân (dịch)



(Haruki Murakami)





Anh nằm ngửa sóng soài trên giường, nhìn lên trần nhà. Phải mất một lúc mắt anh mới quen với bóng tối. Trần nhà có vẻ như một cái trần bình thường, có thể trông thấy hằng ngày ở bất cứ đâu. Trước đây nó đã từng được sơn màu trắng, hay có lẽ màu kem nhạt. Tuy nhiên nhiều năm bụi và bẩn đã biến nó thành màu sữa hỏng. Không có trang trí, không có nét gì đặc biệt. Không lí lẽ, không thông điệp. Nó thực hiện vai trò kiến trúc của nó nhưng không gợi hứng gì.

Ở một bên căn phòng phía tay trái anh, có chiếc cửa sổ cao, nhưng rèm che đã bị tháo đi, và những tấm ván gỗ dày được đóng đinh
vào khung cửa sổ. Giữa các tấm ván là các khe ngang cỡ hai ba cm, chẳng hiểu có mục đích gì hay không, những tia nắng sớm chiếu qua, tạo những vệt sáng song song trên nền nhà. Tại sao phải chắn cửa sổ một cách thô thiển như thế? Ngoài khơi có bão hay lốc xoáy gì chăng? Hay để chặn không cho ai đó đột nhập vào? Hay để ngăn không cho ai đó (như anh chẳng hạn?) thoát ra?

Đọc tiếp

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Hãy biết yêu rồi hãy đau

Hoàng Quý
                      Gửi CNT

Anh nói liên miên về đau đớn ở đời
Về những dòng sông cằn khô
Về những mùa trăng đổ vỡ
Anh nói về cha, về em, rồi về mẹ
Anh gồng mình
Và anh đếm đo...

Người tạc nên tượng Chúa để tưởng hình
Cái bụng tượng có rỗng tuênh có ngoằn ngoèo hình hài ấy vẫn hình hài Chúa
Ý thức hệ lặng thinh xô các chiều va đập
Có khi lại nằm ngoài hình thức chủ quan kia

Tôi tìm mãi vòng trời anh vẫy cánh
Ảnh sưu tầm)

Tìm mãi cái đường bay anh mường tượng trong thơ
Con ong trước lúc lấy được một phần nghìn gơ - ram phấn hoa về gieo giọt mật
Nó phải vòng vo đo đếm trăm lần rồi mới lao đi
Mà cái hướng nó bay, cái vết nó lao trong trời hun hút ấy
Thiếu gì những quạ đen và chim cắt rình chờ
Thế mà, nó vẫn cứ lao đi
Dù chỉ để kiếm tìm cái phần nghìn gơ - ram phấn hoa về làm nên giọt mật
Cái sự lao, và tìm là rất gớm ghê!
Thế mà, điều anh viết về mẹ, về cha, về em, về giọt mật phấn hoa nhẹ bẫng
Muốn soi trăng tận trăng lại hun lá khói um trời
Khói che mắt
Khói vây ngạt thở
Cái giọt ngọt mía đường chỉ trớt ở đầu môi.

Đọc tiếp

Một ngày nhớ Trịnh đọc thơ Trịnh

Hoàng Quý
                 Nhớ  Nhà thơ Trịnh Thanh Sơn


(Ảnh sưu tầm)





Hà Nội thu còn không
Ở đây giờ gió chướng
Một ngày đọc thơ Trịnh
Thêm một ngày nhớ nhau

Đọc tiếp

Khi hoàng hôn qua đây

Hoàng Quý                               


                               Gửi Côn Đảo

Khi hoàng hôn qua đây
Nắng giát vàng lên mái phố
Có người em trên con đường nhỏ
Về đâu, trong bát ngát hoàng hôn


Khi hoàng hôn qua đây
Những con thuyền gối đầu lên cát thở
Những sóng lưới sau một ngày vất vả
Phơi say lên hoàng hôn...


(Ảnh sưu tầm)

Đọc tiếp

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Gặp tiếng gọi đò

Hoàng Quý

Day dứt loang xa
Đẫm ướt sông kia
Em gọi mãi đò mà đò bằn bặt
(Ảnh sưu tầm)

Con đò ham chơi
Con đò phiêu du
Trôi về bến nào mù khơi tít tắp

Thao thiết trên sông
Đứt nối bên dòng
Tiếng gọi chồn chân người chờ bến nước
Chiều nay chợt gặp
Một tiếng đò... ơi...
Mà như sóng vỡ
Ướt đẫm bờ tôi
Như em từng gọi 
Tôi - trong - dòng - đời!...

2003

Xin đừng ném câu thơ vào gió

Hoàng Quý

Những đứa trẻ ngây thơ vẫn tin lời người lớn
Khúc giao mùa huyên náo cả heo may
Xin đừng ném câu thơ vào gió
Niềm tin
Còn
Mất
Ai hay... 


(Ảnh sưu tấm)


Tôi đã gặp một chiều phố tối
Thằng bé đánh giày đen bóng như xi
Lại gặp một bình minh màu nước cống
Con nhãi vênh vao ném ổ bánh mỳ


Tôi thường chán biết bao người thân thuộc
Chưa ấm cái chạm tay đã vội vã rời xa
Trong hiếp đáp mùa màng bội thực
Son phấn mặt người tô trát nhiêu khê

Đọc tiếp

Buổi sáng

Hoàng Quý

Thì vẫn thế
Cứ qua đêm là sáng
Ban mai có mưu mô đâu mà chẳng nhân từ



(Ảnh sưu tầm)

Quà tặng tươi nắng hồng và chim hót
Khúc dạo đầu thời khắc một ngày đi...

Sớm mai này em bé đánh giày kia
Ngủ co quắp bên lề đường phủ bụi
Những hộp xi
Những bàn chải
Một ban mai lăn lóc ủ lên ngày

Người chị bán xôi buổi sáng mai nay
Quang thúng lắc oằn lưng nghèo khó
Tiếng khản vỡ trong rớm sương ngợp thở
- Xôi đậu, xôi nước dừa, xôi bắp... nóng... ơ...

Đọc tiếp

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Trước mùa thu

Hoàng Quý
Chợt nhận ra thu trên trái hồng vàng
Trời đất lộ heo may và cốm dịu
Trước mùa thu tôi biết nói gì đây
Xin chúc những vàng thu thắp lửa!

Đọc tiếp

Đi bên mùa lá rụng

Hoàng Quý


(Ảnh sưu tầm)
"Nếu không còn gì ao ước ở trong tôi
Thì có nghĩa chả còn gì để mất"

                                  (Olga Becgon)







Trên quê chị đã mùa động tuyết
Vít cong cây và trắng ướt trời
Nơi tôi đợi lại một mùa lá rụng
Những mảnh vàng gieo ánh cả vườn tôi ...
Đọc tiếp

Đêm dừng chân Đất Mũi


Hoàng Quý

Đêm chụp xuống
Tựa vai người tài tử
Tiếng dạo đờn như máu ấm truyền sang
Rừng tràm, đước cũng chừng rớt lệ
Cúi đầu nghe khúc Dạ cổ hoài lang



(Ảnh sưu tầm)
Rất có thể có một chiều váng vất
Tiễn đưa tôi nàng gởi khúc ca này
Rất có thể cuối mái rừng se lạnh 
Tấm khăn nàng đẫm lá mưa bay

Nàng đã hát bằng trái tim lo lắng
Bồn chồn như buột tiếng yêu đầu

Đọc tiếp

Cuộc cá cược lạ kỳ

Anton P. Chekhov
Hiếu Tân (dịch)

I.
Một đêm thu tối trời. Người chủ ngân hàng già bước từ đầu này đến đầu kia trong phòng khách của ông, nhớ lại bữa tiệc mà ông đãi vào một mùa thu cách đây mười lăm năm. Trong bữa tiệc có đủ mặt những người thông minh, và câu chuyện hết sức thú vị. Ngoài những đề tài khác, khách bàn về án tử hình. Các vị khách, trong số họ có không ít các học giả và ký giả, nói chung không tán thành án tử hình. Họ cho rằng biện pháp trừng trị này đã qúa lỗi thời, không thích hợp với một nhà nước Cơ đốc giáo, và trái đạo đức. Một số vị cho rằng án tử hình nên được thay thế bằng án tù chung thân.

“Tôi không đồng ý với các vị,” chủ nhân nói. “Bản thân tôi chưa từng bị án tử hình hay chung thân, nhưng cứ theo suy luận, thì theo thiển ý của tôi án tử hình còn đạo đức hơn và nhân đạo hơn án tù chung thân.
Đọc tiếp

Trịnh Sơn với Mưa đêm của Hoàng Quý



Mưa đêm

Những hạt mưa ru dím
Gõ rạc rời trên tán lá đen
Anh bước vào thành phố
Như gã lạc loài quên tuổi quên tên
Đọc tiếp

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Thơ Trần Quốc Thực



(Trần Quốc Thực 1946 - 2007)

"Bây giờ, chả ai còn làm thơ như Thực nữa, vì vậy, với tôi, Thực là một thứ đặc sản, đặc sản cua, ốc và hoa cúc quỳ! Hoa cúc của tuổi thanh xuân và một thời chiến trận... Những câu thơ thật dịu dàng và một nỗi buồn cũng thật dịu dàng thấm vào ta sâu thẳm"

(Trịnh Thanh Sơn)




Không đề


(Sông Đáy - Ảnh sưu tầm)
Đi một trưa hè, con thương mẹ
Chợ Bầu, sông Đáy nắng nôi
Phấn trắng mẹ phơi sườn sông vắng
Tóc trắng mẹ phơi dưới trời

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Người đánh xe ngựa của Cần Chánh Điện Học Sĩ

Hà Đình Cẩn
(truyện ngắn)

Có người bảo, bản gốc truyện Kiều do Phạm Quý Tích cho khắc in năm 1820 (bản Kinh), ngay sau ngày mất của Nguyễn Du là do bác đánh xe ngựa của đại thị hào dâng trình. Quanh kiệt tác thất lạc có nhiều đồn đoán, đúng sai khó định là chuyện thường tình, ai không tin cứ bỏ ngoài tai, còn tin thì xin nghe ngọn ngành...
(Ảnh sưu tầm)

Dịp ấy, Cần chánh điện học sĩ được cử làm Chánh sứ dẫn sứ đoàn Đại Việt đi Nam Kinh triều cống và mở mang hòa hiếu với nhà Thanh. Từ Huế ra Bắc sứ đoàn đi ngựa trạm, nhưng Chánh sứ vẫn đùng xe của bác Mộc vì chỗ thân quen, đường dài cho vui chuyện. Đoàn ra đến Hà Nội phải dừng mươi ngày để Tổng trấn Bắc thành lo đồ triều cống. Chánh sứ cũng mong có mươi ngày chờ để cùng bác Mộc đò tìm tung tích đào Cầm. Hai người có duyên với nhau từ thuở Chánh sứ mới thi đậu tam trường, về ở nhà Nguyễn Khản, anh trai cùng cha khác mẹ ở phường Bích Câu chờ đi nhận một chân quan võ ở Thái Nguyên. Bấy giờ Thượng thư Nguyễn Khản đang là trụ cột của nhà Chúa, chỉ dưới một Trịnh Tông, nhưng trên cả thiên hạ, dinh thự đêm nào đèn cũng sáng như ban ngày mở tiệc hát cho văn nhân Thăng Long. Thư sinh Nguyễn Du không tham gia tiệc hát nhưng để mắt đến cô đào trẻ, mặt hoa da phấn, môi đỏ như son, giọng hát trong vắt nên đón đường làm quen. Chẳng mấy hai người phải lòng nhau, bữa nào không gặp thì đêm dài như đói cơm. 
Đọc tiếp

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Thơ Lưu Quang Vũ

(Nhà thơ Lưu Quang Vũ, 1948-1988)

"Đọc thơ Lưu Quang Vũ ít thấy dấu vết của bố cục, cảm hứng liên dòng ào ạt, đầy ắp hình ảnh, ảnh thực và ảnh ảo, hiện thực và tưởng tượng, sách vở và đời sống hòa quyện và thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập... Đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ. Nó tạo nên sức lôi cuốn ma quái ở thơ anh."
(Vũ Quần Phương)


Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

(Ảnh sưu tầm)












Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao xạc xào lá đổ
Gió mù mịt những con đường bụi đỏ
Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng
Chớm heo may trên những ngọn cau vàng
Nồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắng
Người xa cách vẫn chung trời gió lộng
Thương vệt bùn trên áo gió khô se

Gió phương này thao thức phương kia
Bếp lửa tắt, gió lại bùng than đỏ
Không hình dáng vẫn nhận ra ngọn gió
Khi ngàn cây bỗng lật lá sang chiều


Đọc tiếp

Thơ Lương Ngọc An

Nhà thơ Lương Ngọc An sinh năm 1965 tại Hà Nội.
Ông tốt nghiệp khóa 5 Trường viết văn Nguyễn Du.
Tác phẩm đã in: Phác họa (thơ), Trở mình (thơ). 
Trân trọng giới thiệu cùng Quý độc giả một chùm thơ Lương Ngọc An!


(Nhà thơ Lương Ngọc An)_














Chuyển dịch

1.
Biết trốn vào đâu đây,
Khi chính ta cũng đã thành hoang phế.
Thời gian qua đi, và lớp vỏ của ta cứ dần dà tơi tả...
Khi những con chim ăn đêm bắt đầu rời tổ là ta mất một ngày
Khi những con gà trống cất lên tiếng gáy, không phải vì sự hiếu thắng, là ta mất một đêm.
Những tế bào mãn hạn cứ ngày một dầy thêm
Trong khi sự tái sinh chẳng đủ làm một điều lạc quan...
Mặt trời cứ lắc la lắc lư giữa biên độ từ bình minh đến hoàng hôn, khi nhanh khi chậm, nhưng chưa một lần vượt ra ngoài,
Sự mẫn cán đến thành nghi ngại.
Có những con đò chở đầy bất trắc mà cứ nhẹ tênh như giễu cợt lời khuyên đừng - đi - đò - nặng;
Chẳng biết từ bao giờ ta biết sợ những ngày nắng nỏ giữa mùa mưa...

Đọc tiếp