Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Tôi thế nào như thế thì hơn

Hoàng Quý

Tôi không muốn ép tôi phải làm vui lòng họ
Tiệc rượu vắng tôi chưa hẳn bữa tiệc buồn
Thôi, đừng có phỉnh phờ xưng tụng nữa
Với mía đường tôi đỏ mặt thì hơn

Đọc tiếp

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Ru lên thật thà

Hoàng Quý

Ảnh sưu tầm
Em về phương ấy
Bỏ rêu phương tôi
Trời như mắt biếc
Em đã xa xôi
Câu ru thật thà lặng xanh hư vô
Câu ru thật mềm người riêng mang đi...

Đọc tiếp

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Huế cũ và tôi

Hoàng Quý
Ảnh sưu tầm
Nhìn lên điện cũ rêu phong mốc
Quan đá nghìn thu chửa cất đầu
Rồng thiêng rồi cũng co ro nhỉ
Lầu vàng, gác ngọc thế! Ôi chao...

Đọc tiếp

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

ĐỌC LẠI 3 BÀI THƠ CỦA NGUYỄN DUY

Nhà thơ Nguyễn Duy

 Vừa lên trang "Bài thơ không đặt tên" chừng vài giờ thì Nb điện thoại. Sinh nhật Trung đoàn năm nay to lắm, cũng không thấy mi về. Hôm nay 22 - 12 mi làm gì? Tôi bảo, như mọi khi, ở nhà. Hắn có vẻ gắt. Điên à? Tôi bảo chả biết bao giờ thì điên. Hắn dồn, thế làm gì? Tôi bảo, chả làm gì. Buồn, tự dưng buồn rã rượi. Mà cũng chả biết buồn vì cớ gì. Làm gì, làm gì hả Nb? Bỗng nhớ những câu thơ viết ra hơn 20 năm sau cuộc chiến: "Chiến tranh qua đi cái nhớ, cái quên/ Cái nhớ đã làm duyên, cái quên không cả thẹn/ Cái nhớ, cái quên cô độc trên đời/ Như không nói ra thì không tiện, thế thôi". Rồi lại nhớ câu thơ Nguyễn Duy: "Nghĩ cho cùng/ Mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại..."
Hoàng Quý 

Nguyễn Duy


Nghe tắc kè kêu trong thành phố

Ảnh sưu tầm

Tắc kè...
tắc kè...
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?

Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng vọng về
Đọc tiếp

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Bài thơ không đặt tên

Hoàng Quý
                  Tặng bạn bè tôi

Ảnh sưu tầm
Tôi lên thăm bởi mộng non ngàn
Chớm Chạp đào còn giấu nụ
Mắt chạm Âu Lâu, hồn khói vương
Sông lặng lẽ trôi. Câu thề vọng tưởng...

Đọc tiếp

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Lên Xuân Sơn

Hoàng Quý
             Gửi Chủ tịch Bàn Văn Chiến

Thiếu nữ người Dao - Thanh Sơn - Phú Thọ. Ảnh sưu tầm
Dứt mưa tôi sẽ lên Xuân Sơn
Tôi không lên thì anh sẽ buồn
Người Dao yêu quý người y hẹn
Nói dối ngoài hiên giắt lá lên

Đọc tiếp

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

TRỊNH SƠN - CHÂN DUNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TRẺ TUỔI

Phan Tuấn Anh
Tiến sĩ ngữ văn - Nhà phê bình văn học - Nhà thơ

Phan Tuấn Anh (Bút danh khác: Yến Thanh) sinh năm 1985 tại Huế. Hiện giảng dạy tại Khoa Ngữ văn - Đại học Khoa học Huế.
Đã in: Người ngủ muộn (Thơ), NXB Thuận Hóa, 2008. Đoản khúc (Thơ), NXB Văn học, 2013. Gabriel Márquez  và nỗi cô đơn huyền thoại (Chuyên luận), NXB Văn học, 2015
 Nhà phê bình văn học - Nhà thơ - Tiến sĩ ngữ văn Phan Tuấn Anh đã đoạt các giải thưởng: Giải Nhì Sinh viên nghiên cứu Khoa học toàn quốc 2007. Giải Nhất Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam 2012. Giải Tác phẩm xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế 2013. Và nhiều giải thưởng khác.


Tôi hay nghĩ lẩn thẩn, rằng, Thơ và nhu cầu đổi mới, quá trình tiếp biến liệu có liên đới gì với cái sự răng đen răng trắng. Cái hồi trên trăm rưởi năm trước, khi An Nam chúng ta chưa có mấy anh Phú - lang - sa chiếm làm thuộc địa thì cái răng đen giằng co giữ muôn năm và răng trắng "tây học" chống muôn năm ra sao nhỉ. Lúc cụ cố gái, cụ cố trai nhà tôi rộn ràng guốc gộc áo the khăn đóng quần không đáy răng nhóng nhánh hạt na, vân vân và vân vân thì, câu mợ tôi tất cũng vậy. Đẹp không? Đó là định hình, là thẩm mĩ, là khuôn mẫu của một thời. Rất đẹp chứ. Sao lại không! Thế nhưng, các chị gái tôi thì dần dà không chịu nhuộm răng, không chịu váy sồi áo yếm . Các chị tôi lẳng lặng lén sang tân thời. Các anh tôi thích hớt tóc ngắn, sơ mi quần tây, mặc cậu tôi "tẩn" cho nhiều phen kinh hãi, vẫn nhất quyết không củ hành củ tỏi búi tó áo the. Ấy vậy mà tính bằng mấy đời người, nhỉ? Lại nhớ cái đận ông Nguyễn Đình Thi thực hành và cổ súy thơ không vần có dễ cách nay ngót bẩy mươi năm chứ ít gì. Cứ tưởng ông botaycom. Không, mặc cái sự khoác vào đủ sẵng ngọt lý thuyết truyền thống này kia, hay bút chiến ca nông đại bác, ông vẫn âm thầm cho nhu cầu đổi mới thơ, trước hết, của chính ông. (Cũng chẳng riêng ông. Tất nhiên là vậy). Đến khi núi bút núi mực của cả học giả lẫn học thật người ngợi ca, kẻ ăn theo một số thành công và tinh thần cấp tiến thi ca của Nguyễn, thì ông đã cưỡi hạc cười cười ở trời khác.  Thì ra cái sự răng đen răng trắng, thơ không vần hay cứ trói buộc khư khư với vần vèo... sẽ còn vật vã, huống hồ là tiếp cận các xu hướng, các trường phái v.v.. Sao ta khó chịu con cái ta nó không mãi nói "con chào bố" mà thay bằng "hello bố". Cụ tú thành Nam, than: " Thôi xin lạy mợ săng căng lạy/ Mả tổ nhà tôi không viết bút chì". Cụ tú mà sống đến thời chắt chít nhà cụ gõ phím máy tính làm thơ, rồi tân hình thức, rồi hậu hiện đại... chắc cụ cáu lắm, hay vui mừng nhỉ? Tất nhiên, chuyện viết bút lông, viết bút chì, "viết" máy tính đem ra làm cái cớ bàn về dòng chảy đổi mới và cuộc tiếp biến tất yếu của Thơ thì cũng có khi nên và đáng khi ngược về cuộc "trường chinh" răng đen răng trắng.
 Được sự đồng ý của Nhà phê bình - Nhà thơ - Tiến sĩ Ngữ văn  Phan Tuấn Anh, tôi trân trọng giới thiệu với các bạn văn, cùng độc giả bài viết của của anh. Với cá nhân tôi, bài viết "TRỊNH SƠN - CHÂN DUNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TRẺ TUỔI" rất khoa học, kĩ lưỡng và ăm ắp học vấn của Phan  -  Một tài năng uyên bác và rất trẻ viết về một nhà thơ tài năng rất trẻ - đã giúp tôi rất nhiều khi tiếp cận và tiếp nhận những tác phẩm của các tác giả trẻ đương đại đang ngày một bứt lên, dấn thân trên hành trình gian nan, mở ra và mang đến cho thi ca vẻ đẹp mới.

Hoàng Quý

PHAN TUẤN ANH
 "Thơm tay em vẽ con đường
Bước nghiêng bước ngả bình thường mà điên..."
[Cho hai lần về]



1 Trịnh Sơn - Thơ như là hành vi sống trải


Trong khoảng năm năm qua, Trịnh Sơn là một giọng thơ mới mẻ nhưng dõng dạc bừng cháy trên thi đàn như một loài phượng hoàng lửa dữ dội. Tập thơ đầu tay của anh với tựa đề ngắn gọn Thơ [Nxb Hội nhà văn, 2010 – mọi trích dẫn thơ nếu không chú thích gì thêm thì đều từ nguồn này, mọi nhấn mạnh được in đậm đều là của tôi] ra đời ngay lập tức đã gây nhiều sự chú ý trên văn đàn “như một niềm kinh dị”. Đọc thơ anh, có cảm giác như đang va chạm với trữ lượng cảm xúc bức xạ của mặt trời, cứ cháy thảng thốt, mãnh liệt. Thực hành sáng tạo thơ của Trịnh Sơn khác với một số nhà thơ khác, nhất là những nhà thơ trẻ, anh không ngại va chạm, gây hấn với mọi thiết chế, mọi điều anh nghĩ là phi lý, bất công nhằm thực hành thái độ trí thức, thái độ thi nhân của mình. Thơ Trịnh Sơn ngay từ đầu, đã gai góc, đa diện chứ không đơn thuần là thứ thơ trữ tình cất ngăn bàn dùng để tán tỉnh, khóc tình, hay giản đơn là làm nhật kí cảm xúc tuổi xanh. Có thể thấy, Trịnh Sơn dùng thơ ca như một tuyên ngôn sống, chính xác hơn, anh sống trải trọn vẹn trong thơ. Đọc thơ Trịnh Sơn, điều đầu tiên mà bạn đọc (nhất là những bạn đọc chuyên nghiệp) có thể hình dung ra đó là khuôn mặt cảm xúc, chân dung tâm hồn của người thơ, và hơn thế, đó còn là quan niệm về thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung của tác giả. Trịnh Sơn như vậy không dùng thơ ca như một phương tiện trữ tình, mà lấy bản thể nghệ thuật thơ ca làm đối tượng khảo sát. Sự ý thức sâu sắc, tự giác về sứ mệnh và đặc tính thơ ca của Trịnh Sơn làm cho việc giải mã anh phức tạp hơn hẳn những nhà thơ “toàn tính”, bởi ta phải vừa đối diện với thi nhân Trịnh Sơn, lại vừa phải va chạm với nhà lí thuyết thơ Trịnh Sơn.
Đọc tiếp

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Chiều mưa phố

Hoàng Quý
                  Tặng Phạm Thanh Khương

Ảnh sưu tầm
Mưa bay qua…bay qua...
Phố xanh đường đã lên đèn
Em đi ngang qua tôi
Mưa in đầy lên má
Đọc tiếp

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

THƠ VĂN CAO

Văn Cao
(1923 - 1995)

Nhạc sĩ - Họa sĩ - Nhà thơ Văn Cao sinh tại Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng. Quê quán: Thôn Yên Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Về âm nhạc của Văn Cao, chỉ xin trích lại những dòng này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư".
"Lá" là tập thơ duy nhất của Văn Cao. "Lá" là tiếng ông, gửi gắm ông, nhắn nhủ ông dài lâu tới sau xa từ những thấy và khuất lấp, cả đắm mê và đắng cay, cả mong mỏi cùng những bất trắc ông chiêm ngiệm và nếm trải trong phần lớn cuộc đời mình. Ông vạch mặt chỉ tên những hiểm họa ngay trong hàng ngũ những người cách mạng. Sự trung thực của ông, bản lĩnh của ông, những tiên báo của ông đều mang thông điệp từ lương tri trong sạch. Đau xót thay, những cảnh báo của Văn Cao không được lắng nghe, thậm chí bị bóp méo, nó còn gây cho ông bao nhiêu nguy nan, những đe dọa rất khó gọi rạch ròi, và, những hiểm họa rập rình quanh ông trên một phần tư thế kỉ. Thơ Văn Cao cũng đồng thời là cuộc độc thoại để đối thoại cùng con người về thân phận, những nghịch lý, những vết bẩn làm ô uế và xơ xước những khoảnh khắc đáng lẽ rất đáng tự hào của lịch sử. Về nghệ thuật: Ông thuộc những nhà thơ tiên phong bước thẳng từ mùa cổ điển vào cách tân và hiện đại. Ngôn nghĩa ẩn dụ và tượng trưng tạo nên thi pháp độc đáo Văn Cao. Thơ ông xác lập một bút pháp, cá tính, sức nặng chỉ có ở Văn Cao. Ông là một trong không nhiều những nhà thơ tiên phong khơi mạch cho dòng chảy cách tân thơ Việt Nam hiện đại.
Đọc thơ Văn Cao cũng có nghĩa mở toang cánh cửa vào một phần cần đối diện, một phần của sự thật ngày càng đòi hỏi phải được minh bạch.
Hoàng Quý 

Anh có nghe thấy không

             (Gửi một nhà thơ xưa đã nổi tiếng)

Ảnh sưu tầm

Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại
Đọc tiếp

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Ở bên này của gió

Hoàng Quý

Ảnh sưu tầm
Ở bên này của gió
Đời không héo hơn cũng không xanh hơn
Những suy nghĩ đêm đêm hành hạ anh bượt bợt và cũ kĩ
Chồng chất như hàng “xon” (1)

Đọc tiếp

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

TUỔI TRẺ

Nhà thơ Trịnh Sơn
(Ảnh do Trần Đình Lương chụp -2009)

Bộ ba trường thi hợp thành khối phún thạch Trịnh Sơn, tôi đã giới thiệu gần đây gồm: "Scarlet Áo xanh", "Đứa bé", và bây giờ là "Tuổi trẻ".
Tuổi trẻ. Chỉ hai tiếng ấy vang lên hy vọng, tri thức, vẻ đẹp, sự tươi trẻ và tráng kiện, niềm yêu tin và những chờ mong... Nhưng, cũng hai tiếng ấy, có không, nhiều xa xót, ngờ vực, mong manh và cả những gãy, vỡ ngay trong lòng tuổi trẻ. Lớp lớp cha anh, rồi anh, rồi tôi, chúng ta, đã không luyến tiếc hay toan tính trong cuộc chiến mà ta đinh ninh vĩ đại, là sẽ mang lại tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu chúng ta, là sẽ vĩnh viễn không còn xã hội người bóc lột người, là... và là... Chúng ta son phấn bằng hàng núi những mĩ từ với niềm tin không cặn bã. Tôi muốn hỏi: Có không, ngay đây, những gãy vỡ ngay trong lòng tuổi trẻ? Ai? Vì sao? Đừng dối trá! Anh, Tôi, Chúng ta, không thể vô can!
Hoàng Quý 

Trịnh Sơn


Ảnh sưu tầm

Em đừng xa xót khi đọc thơ anh
Những câu thơ quá gầy
Xanh xao chiếc giường tầng ký túc xá lỏng bỏng gói mỳ tôm lót dạ
Chiếc giường quên kẽo cọt
Bập bùng mạch đập lãi giun mỗi năm sổ một lần
Nhưng mỗi ngày,
Chúng ta phải ăn ít nhất hai lần

Những câu thơ quá gầy
Như cuộc đời anh vậy
Đọc tiếp

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Đối thoại trắng

Hoàng Quý
(Trích)

Ảnh sưu tầm
1.

Con ngựa xanh lao lên vòm trời
Mang theo anh không yên cương
Gọi anh từ hằng hà tinh tú lấp lánh
Giằng thoát mọi lực hút
Hiến tặng vô vàn gió
Mềm mượt nhẹ nhõm gió
Đanh như gió, tất bật như gió
Anh muốn bỏ quên mọi buộc ràng để nói lời chào biệt
Cả những cuộc tình hồng hào của Tiên Dung, của Tấm, của Tô Thị trong không gian giấc người
Rất có thể đều không níu giữ được!
Cả cây tre trăm đốt ngàn năm đeo dính những mụn mơ cổ tích
Cũng không níu giữ được!
Anh sẽ đáp lời Tự Do
Trong những cuộc đối thoại
Cuộc đối thoại mong manh
Cuộc đối thoại với đóa hoa dường như khô xác
Từng nở tưng bừng anh

Đọc tiếp

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Đêm tháng 12

Hoàng Quý


Ảnh sưu tầm

Những ngọn nến đã tắt từ lâu
Mây trời, Thánh đường chìm vào bóng tối
Sao Anh đứng trối trân mãi đây
Cuộc chia tay buồn không giấu nổi
Đọc tiếp

Ngang qua cánh đồng

Hoàng Quý


Ảnh sưu tầm
Đi suốt mùa bon chen gặp cánh đồng mình đồng sau gặt nước về như nước mắt
Còn nặng lòng ư cây trái của ta
Hoa vông đỏ một trời lửa đuốc
Em gói chờ mong trong hạt vàng thu
Ta gọi cánh đồng
Đồng vang tiếng ếch!...

Đọc tiếp