Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

TIỄN BIỆT NHÀ THƠ TRẺ HOA NIP

Hoa Nip


Nhà thơ Hoa Nip
(1985 - 2016)

Nhà thơ quê gốc Hà Tĩnh, sống và làm việc tại Thành phố Vũng Tàu. Tên khai sinh là Trần Quang Minh Giảng. Bút danh: Hoa Nip. Anh từ biệt gia đình và bạn bè vào 1h20 phút sáng nay, 25/ 5/ 2016, do tai nạn giao thông. Một nhà thơ trẻ với những tìm tòi khám phá mới đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 31, bỏ lại ước mơ và rất nhiều dự định còn dở dang.
Trong số những nhà văn, nhà thơ trẻ tuổi như Trịnh Sơn, Văn Thành Lê, Đoàn Trọng Hải... thì Hoa Nip là một nhà thơ sống khép kín và nhiều trầm lặng hơn cả. Tầm vóc nhỏ nhắn, ân cần nhưng rụt rè. Ở Hoa Nip luôn luôn tỏa ra sự thân thiện, dễ gần. Trong bất kỳ đám đông nào, anh thường giữ im lặng, nếu cần thổ lộ điều gì, sẽ là người nhỏ nhẹ sau cùng. Có lẽ cũng như thơ vậy, thơ anh như những tự sự, không khoa trương, không khoe mẽ, không ồn ào... Ở tầng sâu của chữ là những suy tư, những dằn vặt, những ám ảnh nhiều khi khác thường. Dường như, Hoa Nip đang hướng tới việc làm chủ bút pháp hiện thực thế tục trong thơ và văn anh.
Rất khó có thể viết được gì nhiều khi Hoa Nip vừa đột ngột chia tay những người thân, bạn hữu và người đọc yêu mến anh. Ngày mai, chúng tôi sẽ cùng nhau đến tiễn anh về trời khác. Có thể, sẽ hiểu được anh hơn khi cùng nhau đọc lại một số bài thơ trong gia tài Thơ Hoa Nip.
Cầu cho người bạn trẻ tuổi, nhà thơ mà tôi mến yêu linh hồn siêu thoát!

(Hoàng Quý)

Đi cạn chân trời

đi cạn chân trời
gặp nhau ở chỗ đường mòn
trước mặt là hoàng hôn
bên bờ là cỏ lạ
sau lưng là cát bụi
mịt mùng


Ảnh sưu tầm


con đường đã mòn vì người ta đi bao lâu
tìm kiếm cho xa dưới chân đâu cũng là cát
một chữ tình cho cả đời phiêu bạt
hạnh phúc mỉm cười dưới vách hoàng hôn

Đọc tiếp

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Tu hú kêu chiều

Hoàng Quý


Ảnh sưu tầm

Tu hú kêu chiều
Tu hú kêu chiều
Em ơi
Vải bên sông đã đỏ
Ngày em chào họ hàng anh
Mâm vải chín, chín hồng môi má...

Đọc tiếp

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Có một tuổi thơ tôi

Hoàng Quý


Ảnh sưu tầm

Có một tuổi thơ tôi trong ngăn ngắt xa
Chợ người thì đông
Chợ mẹ thì ế
Tôi tha thủi trong khung cửa ngỏ
Trông lên huếch hoác mây trời

Đọc tiếp

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Tây tiến và những bài thơ khắc tạc vào năm tháng của Quang Dũng



Nhà thơ Quang Dũng
(1921 - 1988)

Ông tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm) người làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây (Hà tây), nay là Hà Nội. Tham gia cách mạng từ 19 - 8 - 1945. Cuối mùa xuân 1947, ông ra nhập đoàn quân Tây Tiến với cấp bậc đại đội trưởng. Ngay sau đó chưa đầy một năm, 1948, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ Tây tiến bất hủ. Và, cũng chỉ thời gian sau không lâu, những anh chính trị viên "răng đen mắt toét gọi lựu đạn là nựu đạn" trường kỳ khảng định  cái anh đại đột trưởng - nhà thơ viết nên những Tây tiến, Lính râu ria, Mắt người Sơn Tây... đích thị cần lên án, cần gột rửa cho cái tư tưởng tiểu tư sản nó... tiệt nọc. Thôi, cái quãng lịch sử văn chương nhớp nhúa này biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Ông chết tại Bện viện E, Hà Nội đêm 13 tháng 10 năm 1988, thọ 67 tuổi. Xin trích nguyên văn đôi dòng trong "Lời giới thiệu" Tuyển tập Quang Dũng của Nhà thơ Trần Lê Văn - một (trong những) người bạn thân thiết của ông tả về mấy ngày cuối cùng của người viết nên Tây tiến bất tử và nhiều bài thơ đã tạc khắc vào năm tháng:

"Những ngày nằm ở Bệnh viện E, anh trầm lặng không cười, không nói. Thế mà có hôm đến thăm anh, tôi thấy anh:
Cười như thủa hài nhi
Bắt đầu được "mụ dạy"...

Rồi từ đấy anh hay cười, cười không thành tiếng, thu nhận và thưởng ngoạn sự đầm ấm thương yêu của những người ở gần, và những người ở xa, rất xa..."


(
Hoàng Quý)
 
Quang Dũng


Tây tiến
Ảnh sưu tầm
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Đọc tiếp

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Gia tài của mẹ - TRỊNH CÔNG SƠN



Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ, để lại cho con
gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Đọc tiếp