Hoàng Quý
Tôi không muốn ép tôi phải làm vui lòng họ
Tiệc rượu vắng tôi chưa hẳn bữa tiệc buồn
Thôi, đừng có phỉnh phờ xưng tụng nữa
Với mía đường tôi đỏ mặt thì hơn
... Ai có thể vạch một ranh giới rõ ràng giữa trí tưởng tượng và tư duy? Nó không có đâu, cái ranh giới ấy (KONXTANTIN PAUXTOPXKI)
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015
Ru lên thật thà
Hoàng Quý
Ảnh sưu tầm |
Em về phương ấy
Bỏ rêu phương tôi
Trời như mắt biếc
Em đã xa xôi
Câu ru thật thà lặng xanh hư vô
Câu ru thật mềm người riêng mang đi...
Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015
Huế cũ và tôi
Hoàng Quý
Nhìn lên điện cũ rêu phong mốc
Quan đá nghìn thu chửa cất đầu
Rồng thiêng rồi cũng co ro nhỉ
Lầu vàng, gác ngọc thế! Ôi chao...
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Quan đá nghìn thu chửa cất đầu
Rồng thiêng rồi cũng co ro nhỉ
Lầu vàng, gác ngọc thế! Ôi chao...
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
ĐỌC LẠI 3 BÀI THƠ CỦA NGUYỄN DUY
Nghe tắc kè kêu trong thành phố
Ảnh sưu tầm |
Tắc kè...
tắc kè...
tôi giật mình
nghe
trên cành me góc đường Công Lý cũ
cái âm thanh của rừng lạc về thành phố
con tắc kè
sao mày ở đây?
Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây
chả thấy con tắc kè đâu cả
khi chùm đèn thuỷ ngân xanh lên trong vòm lá
tắc kè kêu như tiếng vọng về
Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015
Bài thơ không đặt tên
Hoàng Quý
Tặng bạn bè tôi
Tôi lên thăm bởi mộng non ngàn
Chớm Chạp đào còn giấu nụ
Mắt chạm Âu Lâu, hồn khói vương
Sông lặng lẽ trôi. Câu thề vọng tưởng...
Đọc tiếp
Tặng bạn bè tôi
Ảnh sưu tầm |
Chớm Chạp đào còn giấu nụ
Mắt chạm Âu Lâu, hồn khói vương
Sông lặng lẽ trôi. Câu thề vọng tưởng...
Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015
Lên Xuân Sơn
Hoàng Quý
Gửi Chủ tịch Bàn Văn Chiến
Dứt mưa tôi sẽ lên Xuân Sơn
Tôi không lên thì anh sẽ buồn
Người Dao yêu quý người y hẹn
Nói dối ngoài hiên giắt lá lên
Đọc tiếp
Gửi Chủ tịch Bàn Văn Chiến
Thiếu nữ người Dao - Thanh Sơn - Phú Thọ. Ảnh sưu tầm |
Tôi không lên thì anh sẽ buồn
Người Dao yêu quý người y hẹn
Nói dối ngoài hiên giắt lá lên
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015
TRỊNH SƠN - CHÂN DUNG NGƯỜI NGHỆ SĨ TRẺ TUỔI
PHAN TUẤN ANH
"Thơm tay em vẽ con đường
Bước nghiêng bước ngả bình thường mà điên..."
[Cho hai lần về]
Bước nghiêng bước ngả bình thường mà điên..."
[Cho hai lần về]
1 Trịnh Sơn - Thơ như là hành vi sống trải
Trong khoảng năm năm qua, Trịnh Sơn là một giọng thơ mới mẻ nhưng dõng dạc bừng cháy trên thi đàn như một loài phượng hoàng lửa dữ dội. Tập thơ đầu tay của anh với tựa đề ngắn gọn Thơ [Nxb Hội nhà văn, 2010 – mọi trích dẫn thơ nếu không chú thích gì thêm thì đều từ nguồn này, mọi nhấn mạnh được in đậm đều là của tôi] ra đời ngay lập tức đã gây nhiều sự chú ý trên văn đàn “như một niềm kinh dị”. Đọc thơ anh, có cảm giác như đang va chạm với trữ lượng cảm xúc bức xạ của mặt trời, cứ cháy thảng thốt, mãnh liệt. Thực hành sáng tạo thơ của Trịnh Sơn khác với một số nhà thơ khác, nhất là những nhà thơ trẻ, anh không ngại va chạm, gây hấn với mọi thiết chế, mọi điều anh nghĩ là phi lý, bất công nhằm thực hành thái độ trí thức, thái độ thi nhân của mình. Thơ Trịnh Sơn ngay từ đầu, đã gai góc, đa diện chứ không đơn thuần là thứ thơ trữ tình cất ngăn bàn dùng để tán tỉnh, khóc tình, hay giản đơn là làm nhật kí cảm xúc tuổi xanh. Có thể thấy, Trịnh Sơn dùng thơ ca như một tuyên ngôn sống, chính xác hơn, anh sống trải trọn vẹn trong thơ. Đọc thơ Trịnh Sơn, điều đầu tiên mà bạn đọc (nhất là những bạn đọc chuyên nghiệp) có thể hình dung ra đó là khuôn mặt cảm xúc, chân dung tâm hồn của người thơ, và hơn thế, đó còn là quan niệm về thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung của tác giả. Trịnh Sơn như vậy không dùng thơ ca như một phương tiện trữ tình, mà lấy bản thể nghệ thuật thơ ca làm đối tượng khảo sát. Sự ý thức sâu sắc, tự giác về sứ mệnh và đặc tính thơ ca của Trịnh Sơn làm cho việc giải mã anh phức tạp hơn hẳn những nhà thơ “toàn tính”, bởi ta phải vừa đối diện với thi nhân Trịnh Sơn, lại vừa phải va chạm với nhà lí thuyết thơ Trịnh Sơn.
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015
Chiều mưa phố
Hoàng Quý
Đọc tiếp
Tặng Phạm Thanh Khương
Ảnh sưu tầm |
Mưa bay qua…bay qua...
Phố xanh đường đã lên đèn
Em đi ngang qua tôi
Mưa in đầy lên má
Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015
THƠ VĂN CAO
Anh có nghe thấy không
(Gửi một nhà thơ xưa đã nổi tiếng)
Ảnh sưu tầm |
Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù đêm mùa xuân bắt đầu trở lại
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015
Ở bên này của gió
Hoàng Quý
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Ở bên này của gió
Đời không héo hơn cũng không xanh hơn
Những suy nghĩ đêm đêm hành hạ anh bượt bợt và cũ kĩ
Chồng chất như hàng “xon” (1)
Chồng chất như hàng “xon” (1)
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015
TUỔI TRẺ
Trịnh Sơn
Em đừng xa xót khi đọc thơ anh
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Em đừng xa xót khi đọc thơ anh
Những câu thơ quá gầy
Xanh xao chiếc giường tầng ký túc xá lỏng bỏng gói mỳ tôm lót dạ
Chiếc giường quên kẽo cọt
Bập bùng mạch đập lãi giun mỗi năm sổ một lần
Nhưng mỗi ngày,
Chúng ta phải ăn ít nhất hai lần
Những câu thơ quá gầy
Như cuộc đời anh vậy
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015
Đối thoại trắng
Hoàng Quý
(Trích)
Ảnh sưu tầm |
1.
Con ngựa xanh lao lên vòm trời
Mang theo anh không yên cương
Gọi anh từ hằng hà tinh tú lấp lánh
Giằng thoát mọi lực hút
Hiến tặng vô vàn gió
Mềm mượt nhẹ nhõm gió
Đanh như gió, tất bật như gió
Anh muốn bỏ quên mọi buộc ràng để nói lời chào biệt
Cả những cuộc tình hồng hào của Tiên Dung, của Tấm, của Tô Thị trong không gian giấc người
Rất có thể đều không níu giữ được!
Cả cây tre trăm đốt ngàn năm đeo dính những mụn mơ cổ tích
Cũng không níu giữ được!
Anh sẽ đáp lời Tự Do
Trong những cuộc đối thoại
Cuộc đối thoại mong manh
Cuộc đối thoại với đóa hoa dường như khô xác
Từng nở tưng bừng anh
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015
Đêm tháng 12
Hoàng Quý
Những ngọn nến đã tắt từ lâu
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Những ngọn nến đã tắt từ lâu
Mây trời, Thánh đường chìm vào bóng tối
Sao Anh đứng trối trân mãi đây
Cuộc chia tay buồn không giấu nổi
Ngang qua cánh đồng
Hoàng Quý
Đi suốt mùa bon chen gặp cánh đồng mình đồng sau gặt nước về như nước mắt
Còn nặng lòng ư cây trái của ta
Hoa vông đỏ một trời lửa đuốc
Em gói chờ mong trong hạt vàng thu
Ta gọi cánh đồng
Đồng vang tiếng ếch!...
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Còn nặng lòng ư cây trái của ta
Hoa vông đỏ một trời lửa đuốc
Em gói chờ mong trong hạt vàng thu
Ta gọi cánh đồng
Đồng vang tiếng ếch!...
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Bốn Tháng
Hoàng Quý
Bốn tháng
Gác viết
Trong đầu hạn hán chữ
Nhiều ngày ở lì trong nhà
Mà có trót ra khỏi nhà nhìn mặt ai cũng phừng phừng như thể không thế thì hấp hối
Bạn bè chào gật nhanh đi cho nhanh
Trò chuyện thấy toàn việc đất đai việc giá cổ phiếu xuống lên chuyện blog đen than vãn mù bụi
Quốc hội đánh giá tuy còn nhiều thách thức khó khăn nhưng thuận lợi thời cơ toàn xã hội đồng lòng
Đường ta rộng như thơ Tố Hữu
Mở báo rộn ràng cướp giết hiếp
Soi gương định dạng
(Đã cách ly mặt bốn tháng vẫn đỏ xanh như chàm)
Bốn tháng
Người dưng
Ta rụng?
Hay ta ngừng tiến hóa?
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Gác viết
Trong đầu hạn hán chữ
Nhiều ngày ở lì trong nhà
Mà có trót ra khỏi nhà nhìn mặt ai cũng phừng phừng như thể không thế thì hấp hối
Bạn bè chào gật nhanh đi cho nhanh
Trò chuyện thấy toàn việc đất đai việc giá cổ phiếu xuống lên chuyện blog đen than vãn mù bụi
Quốc hội đánh giá tuy còn nhiều thách thức khó khăn nhưng thuận lợi thời cơ toàn xã hội đồng lòng
Đường ta rộng như thơ Tố Hữu
Mở báo rộn ràng cướp giết hiếp
Soi gương định dạng
(Đã cách ly mặt bốn tháng vẫn đỏ xanh như chàm)
Bốn tháng
Người dưng
Ta rụng?
Hay ta ngừng tiến hóa?
Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Viết cho Tấm bây giờ
Hoàng Quý
Tóc nâu môi trầm
Tóc nâu môi trầm
Em đi hoang hoải cánh đồng
Dặm xa hài thử mưa ròng ròng sa
Môi trầm thơm môi người ta
Tóc nâu sóng sánh mẹ cha rối lòng
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Tóc nâu môi trầm
Em đi hoang hoải cánh đồng
Dặm xa hài thử mưa ròng ròng sa
Môi trầm thơm môi người ta
Tóc nâu sóng sánh mẹ cha rối lòng
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015
Ghi cuối chiều Hàm Luông
Hoàng Quý
Hàm Luông!
Hàm Luông!
Mênh mang trời trăng
Mênh mang dòng trăng
Lục bình tím loang
Một mình tôi đợi
Mai em có về che nhau bên trăng
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Hàm Luông!
Mênh mang trời trăng
Mênh mang dòng trăng
Lục bình tím loang
Một mình tôi đợi
Mai em có về che nhau bên trăng
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015
THƠ HỮU LOAN
Đèo Cả
Đèo cả - Ảnh sưu tầm |
Đèo cả!
Đèo cả!
núi cao ngất
mây trời Ai Lao
sầu đại dương
dặm về heo hút
Đá bia mù sương
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015
Đi nương ngọn gió
Hoàng Quý
Như ngọn gió thiên di trên mặt đất
Mê tơi anh đi trong cát bụi đời người
Bên lẻ chán giành
Anh gieo bên chẵn
Tiếng bạc sau cùng lộn túi ra chơi
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Mê tơi anh đi trong cát bụi đời người
Bên lẻ chán giành
Anh gieo bên chẵn
Tiếng bạc sau cùng lộn túi ra chơi
Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015
Hạc trắng bay
Hoàng Quý
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Hạc đã bay
Trắng đã bay
Sương nhiễu mộng
Ngày tê tái đã
Đất nghi ngợi dăm tàn khô rớt rụng
Hạc đã bay
và
Trắng đã bay...
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015
TIẾNG KÈN PÍLÈ
Bùi Thị Như Lan
Truyện ngắn
Nấn ná, chần chừ mãi Siển cũng về nhà. Bỏ lại sau lưng cái ồn ào, náo nhiệt của thị trấn, Siển lụi cụi vượt dốc, ngược núi về bản. Siển đi lúc sương sớm táp vào mặt người lành lạnh, ẩm ướt, đến khi trăng nằm trong nong vàng, bơi qua biển mây dàn dạt gió thì cũng về tới nơi. Thế nhưng đã mấy mùa nắng, nóng trôi qua, từ sau lần về làm lễ thôi tang cha đến nay, Siển không về bản. Biết bao lần cái chân Siển đi quá nửa đường lại quay trở lại. Không phải Siển không muốn về nơi ăm ắp tình thương yêu ấy, nhưng Siển sợ phải đối mặt với sự thật, cho dù Siển không muốn thì nó đã xảy ra rồi và đang hiện hữu. Siển lo lắng khi nhìn thấy đôi mắt buồn da diết của anh trai, cái thở dài thao thiết của chị dâu và tiếng nói thơ ngây của thằng Thản. Chẳng biết thằng Thản lớn đến đâu rồi, nó có cạy được đôi môi của anh Sính nở nụ cười không? có ngoan ngoãn làm cho nỉa (mẹ) nó vui không? biết mấy câu hỏi cứ cuộn tròn như xoáy nước trong đầu Siển. Cái chân Siển chùng chình, nặng như có khúc gỗ lớn cột chặt vào bắp chân. Mồ hôi Siển túa ra ướt dượt vai áo, cái túi chàm bên trong đựng chút quà cho thằng Thản mà sao nặng trĩu vai.
Ảnh sưu tầm |
Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015
Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015
Thơ bên giếng Ngọc
Hoàng Quý
Ngày ấy voi chín ngà
Gà chín cựa
Ngựa chín hồng mao
Nghiêm trang đón nàng sao nàng lại khóc?
Ừ! Hạnh phúc thánh thần làm gì có thật
Giếng Ngọc còn đây
Người ngọc đâu?!
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Gà chín cựa
Nghiêm trang đón nàng sao nàng lại khóc?
Ừ! Hạnh phúc thánh thần làm gì có thật
Giếng Ngọc còn đây
Người ngọc đâu?!
Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015
SÓNG VẪN VẨN VƠ TRÔI
Phạm Thanh Khương
Truyện ngắn
Ảnh sưu tầm |
1.
Cả tháng nay trời rét đậm rét hại lại cộng thêm có mưa phùn, con đường vào làng lúc nào cũng nhem nhép, nhem nhép. Mấy chân ruộng mới cấy, cây lúa non chết rụi. Trâu bò cũng chẳng nhà nào dám đưa ra ngoài đồng chăn dắt. Mấy nhà chủ quan khi trời lạnh vẫn dắt ra đồng chăn thả, tối về có nhiều con bị cước chân, lạnh, lăn quay ra chết cóng trong chuồng. Đàn trâu trong làng cả tháng phải nhốt, mùi phân trâu bò lâu ngày không dọn phả ra hôi hôi, khăm khắm, trùm lên các ngõ ngách. Tiếng lũ trẻ quát tháo inh ỏi mỗi chiều xua trâu cũng vắng. Tiếng lộc cộc gõ móng của bầy trâu đủng đỉnh trên đường làng cũng không còn. Tiếng xoe xoé của mấy bà mắng con mỗi sáng, mỗi chiều vì tội lười nhác không đưa trâu ra đồng chăn cũng vãn. Chỉ còn tiếng gió bấc rít từng hồi trên ngọn tre hay dẫy bạch đàn dọc theo con đường vào làng là mỗi ngày một nặng. Chiếc cầu xi măng sơn đen đầu làng cũng không còn phải chứng kiến cảnh lũ trẻ khi đưa trâu ra đồng chăn thả hay lúc lùa trâu về đứng giữa cầu, vạch quần đái tồ tồ làm mưa xuống con sông nữa.
Khúc ru tặng tôi
Hoàng Quý
Ru người, người về xa ấy
Trời xanh
Nắng vàng
Tôi chờ ngày dài như lá
Bờ im
Sóng tràn
Ru người bình yên của tôi
Ru xanh, xanh dấu buồn vui
Tôi ru bong bóng kiếp người
Trong những buồn vui kia
Chừng có còn xanh tôi...
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Trời xanh
Nắng vàng
Tôi chờ ngày dài như lá
Bờ im
Sóng tràn
Ru người bình yên của tôi
Ru xanh, xanh dấu buồn vui
Tôi ru bong bóng kiếp người
Trong những buồn vui kia
Chừng có còn xanh tôi...
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015
HÀO PHÓNG THỀM LỤC ĐỊA VÀ LỤC BÁT NGUYỄN THANH MỪNG
Hào phóng thềm lục địa
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Chúng tôi đã vùa rất nhiều hình ảnh sang trọng của đại dương trút vào vần điệu xôm trò của những bữa tiệc thơ
Nào yến sào ngọc trai, nào đồi mồi san hô, nào cánh buồm tung mây ra khơi vào lộng
Tuy nhiên, hoa thả xuống nghĩa trang trong lòng biển Đông
Và câu chữ dâng lên linh hồn những người lính biệt tăm giữa sóng cao gió rộng
Dường như hãy còn quá mỏng
Dù điều ấy, có thể các anh không quan trọng!
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH
Dòng sông một bờ
Ảnh sưu tầm |
Có một dòng sông mang tên em
dòng sông anh tự đặt
xin mùa thu chiếc lá làm thuyền
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Lời tạ mùa thu
Hoàng Quý
Đêm qua sương về ủ lên tàn cây
Tôi nghe lá buồn thở se lòng tay
Em hãy vì tôi
Em hãy cùng tôi
Tiễn mùa thu đẫm heo may
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Đêm qua sương về ủ lên tàn cây
Tôi nghe lá buồn thở se lòng tay
Em hãy vì tôi
Em hãy cùng tôi
Tiễn mùa thu đẫm heo may
Xin tạ lỗi Người
Hoàng Quý
Viết tạ quê hương tôi
Tôi muốn thét to lên và muốn khóc
Rằng tôi xin được cúi lạy Người
Rằng năm tháng phong rêu rợn ngợp
Tôi đã về thăm lại Người đây
Đọc tiếp
Viết tạ quê hương tôi
Ảnh sưu tầm |
Tôi muốn thét to lên và muốn khóc
Rằng tôi xin được cúi lạy Người
Rằng năm tháng phong rêu rợn ngợp
Tôi đã về thăm lại Người đây
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015
THƠ HỮU THỈNH
Phan Thiết có anh tôi
Chiều biển Phan Thiết - Ảnh sưu tầm |
Anh không giữ cho mình dù chỉ là ngọn cỏ
Đồi thì rộng anh không vuông đất nhỏ
Đất và trời Phan Thiết có anh tôi
Chính ở đây anh thấy biển lần đầu
Qua cửa hầm
Sau những ngày vượt dốc
Biển thì rộng căn hầm quá chật
Khẽ trở mình cát đổ trắng hai vai
Trong căn hầm mùi thuốc súng mồ hôi
Tim anh đập không sao ghìm lại được
Gió nồng nàn hơi nước
Biển như một con tàu sắp sửa kéo còi đi
Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015
TRƯỜNG CA CUTUDỐP VÀ NAPÔLÊÔNG
Nguyễn Đình Chiến
Ảnh sưu tấm |
I.
Napôlêông dừng ngựa, nhíu đôi mày
Những tiên lượng thiên tài không nghiệm nữa
Ý Thượng đế hay trò đùa lịch sử
Đã cản đường quân Pháp trước tiền duyên
Lá cờ Người lả tả rụng bao phen
Những chiến mã chồm lên thân đẫm máu
Những dũng tướng dạn dày bao trận đấu
Giờ cúi đầu chờ lệnh đứng tôn nghiêm
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
Du ca mùa đông
Hoàng Quý
Cứ loay hoay tìm mãi đốm than hồng
Cửa bỏ ngỏ
Trái tim bỏ ngỏ
Ai hát khúc du ca mùa đông
Cô xót cả vòm trời cám dỗ
Đọc tiếp
Ảnh sưu tầm |
Cửa bỏ ngỏ
Trái tim bỏ ngỏ
Ai hát khúc du ca mùa đông
Cô xót cả vòm trời cám dỗ
Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015
Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015
Mơ trắng
Hoàng Quý
Kính tặng nhà thơ Phạm Tiến Duật
Bây giờ
Màu trắng dịu hơn
Màu trắng bay vòng lên không chói chang anh nữa
Ga, gối trắng xanh xao
Phòng bệnh trắng xanh xao
Những giọt dịch truyền trắng trong như lệ rỏ
Bè bạn vây quanh ai cũng khẽ khàng hơn
Nhìn trắng
Đọc tiếp
Kính tặng nhà thơ Phạm Tiến Duật
Nhà thơ Phạm Tiến Duật |
Cuối năm 2003, tôi ra Hà Nội dự Lễ trao Giải thưởng Văn học của năm cho tập thơ "Ngang qua cánh đồng". Anh Phạm Tiến Duật chờ tôi ở sân nhà 51 Trần Hưng Đạo. Ôm lấy tôi, anh nói: "Đồng hương của anh, đồng đội Trường Sơn của anh...". Hôm ấy, anh tặng tôi bó hoa to lắm. Sau khi nghe tôi đọc đáp từ và hiến tặng toàn bộ tiền giải thưởng cho Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam. anh rưng rưng "Yêu em lắm!". Giáo sư - Họa sĩ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam báo tin " Tỉnh ủy và Ủy ban tỉnh Phú Thọ điện về sẽ đón em về thăm quê". Anh Duật bảo với Nhạc sĩ Cao Khắc Thùy " Để Quý ngồi với mình", rồi bắt tôi ngồi cùng xe với anh. Đoàn về đến Thành phố Việt Trì, trời đã tối. Bữa cơm có xôi nhân hạt trám, có một mâm quả cọ ỏm, đặc sản trung du. Ngày về ấy tôi không thể nào quên được. Bè bạn, tình quê theo tôi mãi.
Quay xuôi Hà Nội, anh Duật vẫn giữ tôi ngồi cùng xe với anh. Trên đường, bỗng anh trầm ngâm: "Quê hương yêu em, có khi hơn cả anh, anh sai gì nhỉ". Tôi bảo "Không phải, quê hương yêu mọi đứa con, tất nhiên những đứa con hết lòng yêu quê". Anh rầu rầu:"Mình có lỗi với quê nhiều quá".
Trưa ngày 15/ 11/ 2007 nhà thơ Nguyễn Đình Chiến gọi điện từ Hà Nội: " Anh Duật yếu lắm. Sự sống chỉ tính từng ngày". Tôi rất buồn. Tôi viết "Mơ trắng". Tôi không biết làm gì hơn.
Phạm Tiến Duật mất lúc 8 giờ 49 phút ngày 4/ 12/ 2007 tại Quân y viện 108 trong sự tiếc thương của đồng đội, của người thân, của bạn bè.
Ít năm sau, Họa sĩ Đỗ Dũng và bạn hữu xây Nhà Lưu niệm Phạm Tiến Duật trên quê hương Phú Thọ, nơi anh sinh ra, nơi anh ra đi, nơi anh trở thành "Con chim lửa của Trường Sơn"!
Hoàng Quý
Bây giờ
Màu trắng dịu hơn
Màu trắng bay vòng lên không chói chang anh nữa
Ga, gối trắng xanh xao
Phòng bệnh trắng xanh xao
Những giọt dịch truyền trắng trong như lệ rỏ
Bè bạn vây quanh ai cũng khẽ khàng hơn
Nhìn trắng
Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015
Tà Thiết ngày tôi đến
Hoàng Quý
Đọc tiếp
Tặng Tà Thiết, tặng Bình Phước!
Trưa 20.7.2008 nhà nghiên cứu lịch sử Phan văn Dõng và em Thuý cán bộ khu bảo tồn đưa chúng tôi thăm rừng căn cứ kháng chiến Tà Thiết. Trước những chứng tích, lòng cảm động, tôi đề thơ ở rừng này. Nếu bài thơ chưa hay là bởi tài tôi kém cỏi. Xin cầu chúc cho lịch sử oai hùng không bao giờ bị lãng quên.
Ảnh sưu tầm |
Nghe hơi gió quen thở trong rừng cây
Nghe như nắng thơm từng búp vương đầy
Tà Thiết! Tà Thiết! Trưa nay tôi đến
Người thiêng về trời!
Rừng thiêng còn đây!
Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015
DƯƠNG NGHIỄM MẬU, CON NGƯỜi NỘI SOI TRONG BẠO LỰC CHIẾN TRANH VÀ THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU
Hầu như, những bài viết chuyên khảo, những tác phẩm phê bình văn học trong nước cả trước và sau sau 1975 đến nay trống một mảng lớn, đó là sự lên tiếng, phân tích, đánh giá đối với những tác phẩm văn học của các tác gia miền Nam, nếu có cũng rất rón rén, rất nhợt nhạt. Dẫu bất cứ bào chữa hay lý do gì thì đều không thể chấp nhận được. Tôi không nghĩ bài viết của nhà phê bình văn học Thụy Khuê sẽ bổ khuyết đầy đủ vào khoảng trắng ấy. Nhưng chí ít, nó cung cấp cho chúng ta góc nhìn của ông về một, hoặc nhiều tác gia lớn bên kia vĩ tuyến 17 của một thời văn. Không ai, và không gì có thể tô vẽ hoặc xóa mờ những thành tựu văn chương trên văn đàn bi tráng của một thời kỳ lịch sử.
Hoàng Quý
Tiểu sử
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu |
Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)